[Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1- 2 tuổi)
Tham khảo thêm:
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)
34. TÌM KIẾM NHỮNG VẬT DỤNG ĐƯỢC ƯA THÍCH
|
|
|
|
Tiến trình
► Để rải rác nhưng dễ thấy 3 đồ vật thông dụng trong phòng
► Giữ trẻ ở một nơi mà trẻ có thể thấy 3 đồ vật. Chỉ cho trẻ một đồ vật giống một trong những đồ vật để rải rác trong phòng (ví dụ chỉ một chiếc giày và nói “con tìm chiếc giày đi”). Nếu trẻ có khó khăn để tìm đồ vật, hướng sự chú ý của trẻ về góc phòng nơi có chiếc giày. Nếu trẻ còn khó khăn, chỉ thẳng chiếc giày.
► Sau cùng, nắm tay trẻ, chỉ cho trẻ chiếc giày, nói “con tìm chiếc giày” và dẫn trẻ đến đồ vật.
► Gom hai chiếc giày lúc đầu và để chúng vô hộp.
► Thưởng trẻ khi một cặp đồ vật được tìm thấy trong hộp, kể cả khi bạn giúp trẻ.
► Lặp lại bài tập cho tới khi tất cả đồ vật ở trong hộp. Nếu trẻ phát triển khả năng tốt về ngôn ngữ cảm nhận, chỉ sử dụng lệnh bằng lời “tìm chiếc giày”.
35. TRÒ CHƠI ÚP MỞ
|
|
|
|
Tiến trình
► Ngồi vào bàn đối diện với trẻ.
► Phần đầu của bài tập, dùng 3 tách khác nhau hoặc 3 vật chứa khác nhau (ví dụ tách, ly, chén) để úp trên bàn trước mặt trẻ.
► Bạn nói “con nhìn kìa” và đong đưa bánh kẹo trong tầm nhìn của trẻ.
► Khi bạn chắn chắn rằng trẻ quan sát tay bạn, giấu bánh kẹo dưới một trong những vật chứa. Đừng di chuyển tách và đừng thử can thiệp chúng.
► Bạn nói “con cầm viên kẹo”, và chỉ những tách để trẻ hiểu trẻ sẽ tìm phần thưởng. Nếu trẻ có vẻ lúng túng, hướng dẫn tay trẻ để tìm được tách đúng.
► Khen trẻ đã lật tách lên được và cho trẻ phần thưởng.
► Khi trẻ có khả năng quan sát tay bạn và tìm được phần thưởng dưới tách có vẻ khác nhau, lặp lại tiến trình với 3 tách giống nhau.
► Khi trẻ có khả năng tìm phần thưởng dưới một tổng thể 3 tách giống nhau, bạn chỉ dùng 2 tách nhưng thay đổi 1 lần vị trí các tách sau khi để phần thưởng dưới 1 trong các tách đó (đừng quên bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát tay bạn trong khi bạn giấu phần thưởng).
36. SAO CHÉP CÁCH SẮP XẾP HÌNH KHỐI
|
|
|
|
Tiến trình
► Chuẩn bị một loạt tờ giấy bằng cách vẽ hình thể 4 khối trong cách sắp xếp khác nhau trên bìa cứng hoặc giấy cố định.
► Tô những hình thể đó để cho thấy rõ.
► Để một tờ giấy đó đối diện với trẻ và cho trẻ một hình khối.
► Chỉ cho trẻ vị trí của mỗi hình khối và nói “con để vào”. Hướng dẫn tay trẻ để đặt hình khối đúng vị trí.
► Thưởng ngay và lặp lại bài tập cho đến khi tất cả những hình khối được đặt trên tờ giấy.
► Lặp lại tiến trình với hình vẽ thứ hai nhưng đến khối thứ 4, bạn nói “con để vào” nhưng không chỉ chỗ còn trống (xem trẻ có tìm được chỗ trống và để đúng hình khối một mình).
► Giảm dần dần sự giúp đỡ của bạn cho tới khi bạn không còn chỉ gì nữa.

Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Làm thế nào để tránh việc bảo bọc con quá mức
Ai trong chúng ta cũng muốn bảo vệ con mình khỏi tổn thương. Và nếu con bạn có...
Cảm giác tội lỗi của ba mẹ có con ADHD: Mẹo để vượt qua cảm giác này
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tội lỗi vì con mình gặp khó khăn trong học tập...
[Câu chuyện] Khi các hình phạt không còn hiệu quả với con gái mắc ADHD, tôi đã thay đổi cách dạy con như sau
Con gái tôi từ nhỏ đã bừa bộn, hay quên và thiếu tổ chức. Cách tôi xử lý những...