Thiết kế giờ can thiệp cho trẻ tự kỷ như thế nào?

Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế giờ can thiệp cho trẻ tự kỷ
Khi thiết kế hoạt động cho trẻ cần tìm hiểu một số yếu tố:
► Trẻ có thể tập trung chú ý ở mức tối đa
► Phát huy được điểm mạnh của trẻ và đúng hứng thú của trẻ
► Các yếu tố về môi trường bên ngoài như thời tiết, thời gian, hoặc việc sắp xếp phòng ốc...
Dưới góc độ tâm lý, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một vài yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế giờ can thiệp cho trẻ dưới đây.
Sự tập trung của trẻ ở mức độ như thế nào?
► Khả năng tập trung chú ý sẽ giúp trẻ duy trì được các hoạt động của mình, đồng thời tiếp thu được những gì khác người khác hướng dẫn.
► Bố/mẹ cần xác định được khả năng tập trung chú ý của trẻ,
Ví dụ:
khoảng thời gian chú ý tốt của trẻ vào thời điểm nào trong ngày, thời gian chú ý của trẻ tới từng hoạt động (ví dụ có trẻ thích xem điện thoại, có thể ngồi xem cả ngày không chán, nhưng với các hoạt động khác chỉ có thể tập trung được 1 phút), khả năng tập trung chú ý cao nhất ở từng hoạt động là bao lâu...
► Từ đó, mới có thể đưa ra hoạt động với thời gian phù hợp, để đảm bảo trẻ tập trung chú ý được mà không bị chán. Nếu không biết được giới hạn tập trung của trẻ, đặt ra thời gian quá ngắn, sẽ không nâng cao được kỹ năng cho trẻ, còn nếu đặt thời gian quá dài, có thể khiến trẻ khó chịu và bùng nổ.
Hứng thú của trẻ là gì?
► Khi thiết kế buổi can thiệp, không thể bỏ qua yếu tố sở thích/hứng thú của trẻ. Bởi đây chính là động lực – là phần thưởng (theo cách gọi của tâm lý học hành vi) – là lý do để muốn làm việc và là yếu tố thúc đẩy trẻ bắt chước một hành vi của người khác (theo thuyết học tập xã hội).
► Để sắp xếp được các hoạt động cho phù hợp, bố/mẹ nên biết được sở thích của trẻ gồm những hoạt động gì, đồ chơi gì, trẻ thích các trò chơi tương tác xã hội hay trẻ thích bộ xâu hoa, trẻ thích bảng chữ cái hay quay tròn bánh xe... Những sở thích của trẻ có thể sử dụng để làm hoạt động mở đầu cho buổi can thiệp, hoặc là phần thưởng mỗi khi trẻ làm xong việc.
Mục tiêu
► Mỗi trẻ - mỗi ngày lại có trạng thái khác nhau, có hôm trẻ sẽ vui vẻ hơn, nhưng có những hôm thay đổi thời tiết trẻ lại khó chịu hơn. Vì vậy, việc đặt ra mục tiêu – điều trẻ cần đạt được - trong giờ học ngày hôm đó vô cùng cần thiết.
► Mục tiêu của một buổi can thiệp, có thể là một phần nhỏ của kế hoạch đã được lên từ trước, nhưng có thể dựa vào thái độ của trẻ ngày hôm đó để thay đổi cho linh hoạt. Việc đưa ra được mục tiêu của giờ can thiệp sẽ giúp bố/mẹ sắp xếp hoạt động cho phù hợp và cũng giúp giải tỏa được cảm xúc cho trẻ.
Nguồn tin: vinmec.com
Xem thêm các tin khác
Làm thế nào để tránh việc bảo bọc con quá mức
Ai trong chúng ta cũng muốn bảo vệ con mình khỏi tổn thương. Và nếu con bạn có...
Cảm giác tội lỗi của ba mẹ có con ADHD: Mẹo để vượt qua cảm giác này
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tội lỗi vì con mình gặp khó khăn trong học tập...
[Câu chuyện] Khi các hình phạt không còn hiệu quả với con gái mắc ADHD, tôi đã thay đổi cách dạy con như sau
Con gái tôi từ nhỏ đã bừa bộn, hay quên và thiếu tổ chức. Cách tôi xử lý những...